Kịch: Con tê giác P2 (Eugène Ionesco )

BERENGER: Tớ đâu có làm bộ..

JEAN [ ngắt lời Berenger] : Tớ cũng chỉ tốt như cậu thôi; Với tất cả sự khiêm tốn đúng mực tớ nghĩ là tớ có thể nói rằng tớ giỏi hơn.Người giỏi hơn là người hoàn thành được bổn phận.

BERENGER: Bổn phận gì chứ?

JEAN: Bổn phận của hắn ta..Tỉ dụ như bổn phận làm công ăn lương.

BERENGER: Chao ôi quả là vậy, bổn phận làm công ăn lương.

JEAN: Tối qua cuộc trác táng diễn ra ở đâu thế? Nếu như cậu nhớ nổi! Tiếp tục đọc

Kịch: Con tê giác P1 (Eugène Ionesco )

KKịch ba hồi và bốn cảnh

Trình diễn lần đầu ở Paris do Jean- Louis Barrault làm đạo diễn tại rạp Odéon ngày 25 tháng 1 năm 1960.

Trình diễn lần đầu ở  London do Orson Welles tại Royal Court Theatre ngày 28 tháng 3 năm 1960.

Tiếp tục đọc

Kịch: Con tê giác (Eugène Ionesco )

Vở kịch Con tê giác của kịch tác gia Eugène Ionesco đã có bản Việt ngữ do Bùi Khải Nguyên chuyển ngữ (NXB Trình Bày, Sài Gòn, 1967) , biết vậy nhưng tui cũng mon men đọc và dịch , đơn giản là vì yêu mến và trân trọng những gì tác giả viết ra . Sự phi lý thì ở đâu và lúc nào cũng hiện diện, đó là một màn sương mà ta không thể hiểu và kiểm soát được bằng lí trí, và đối diện với sự phi lý ấy đòi hỏi còn người phải có một phẩm tính: TỰ DO. Vở kịch hiện ra như một ẩn dụ cho sự kháng cự của tự do cá nhân, bản sắc của mỗi người trước xu hướng “tê giác hóa” mà có thể hiểu là “tha hóa/biến thành kẻ/cái khác”, hòa tan vào tập thể là bước đi đến sự an toàn, ở đó anh được bảo vệ, tập thể ban cho anh sức mạnh, anh không phải kẻ ngoài lề , dẫu vậy anh phải trả giá và cái giá đó chính là việc anh không còn là anh, anh mặc đồng phục, anh là kẻ khác, chính vì thế chỉ khi anh giữ được TỰ DO TÍNH anh mới còn có thể được gọi là NGƯỜI còn không anh bị hạ xuống thành vật.

Trịnh Ngọc Thìn

Bình Phước, 22-2-2017

 

Kịch: Nữ ca sĩ hói đầu -P3 (Eugène Ionesco)

BÀ MARTIN: Vâng anh yêu. [Ông bà Smith đi vào từ  hướng tay phải ,mặc chung một kiểu quần áo.]

BÀ SMITH: Xin chào ! Mong ông bà tha lỗi vì phải đợi quá lâu. Chúng tôi cho rằng  chúng tôi nên đón tiếp  ông bà cho phải phép và chúng tôi biết rằng  ông bà thật chu đáo khi đã hạ cố viếng thăm chúng tôi  mà không báo trước để chúng tôi còn chuẩn bị.

ÔNG SMITH [giận dữ]: Chúng tôi chưa ăn gì ngày hôm nay và phải chờ ông bà ròng rã 4 tiếng trời. Tại sao ông bà lại chậm trễ đến vậy?

[Ông bà Smith ngồi đối diện với khách. Tiếng gõ đồng hồ phụ họa  cho cuộc trò chuyện, lên xuống từng nhịp. Gia đình Martin đặc biệt là Martin dường như có vẻ bối rối và bẽn lẽn. Vì lí do này,cuộc trò chuyện được bắt đầu  một  cách khó khăn ,lời  nói ngượng ngịu. Sự im lặng ban đầu kéo dài một cách bối rối, sau đó vẫn là sự tĩnh lặng và do dự. ] Tiếp tục đọc

Kịch: Nữ ca sĩ hói đầu -P2 (Eugène Ionesco)

MARY: Nhưng thưa ông chính ông bà đã mời họ.

ÔNG  SMITH: Bọn ta không định như vậy.

MARY [phá ra cười, sau đó òa khóc . Rồi lại mỉm cười]: Cháu đã mua cho mình một cái bô thưa ông.

BÀ SMITH: Mary thân mến, giờ hãy mở cửa và mời ông bà Martin vào nhà. Chúng ta sẽ trao đổi nhanh thôi.[Ông bà  Smith đi vào cánh gà. Mary mở cửa và bên phải sân khấu ông bà Martin xuất hiện.]

MARY: Sao ông bà đến trễ như vậy! Thật bất lịch sự. Mọi người nên đến đúng giờ. Hiểu không? Giờ ngồi đây , đợi chỗ này. Tiếp tục đọc

Kịch: Nữ ca sĩ hói đầu -P1 (Eugène Ionesco)

Về bản dịch Việt ngữ

Tôi  bắt đầu dịch vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu từ cuối năm 2012, đầu năm 2013 thì xong. Sau khi đọc vở Trong khi chờ Godot của Samuel Beckett tôi nổi tính tò mò về những nhà viết kịch phi lý , lang thang trên mạng tìm được bản dịch Anh ngữ thế là tải về và đọc, đọc hết thấy thú vị nên dịch ra Việt ngữ để chia sẻ cho các bạn có cùng quan tâm. Tôi đã đăng bản dịch lên một trang web, sau này web đó bị sập và tôi cũng không để ý tới nữa. Tình cờ gần đây đọc một cuốn sách về chủ nghĩa hiện sinh có nhắc tới các vở kịch phi lý tôi tìm lại trong ổ chứa máy vi tính bản dịch, chỉnh sửa lại đôi chút đăng lại cho mọi người cùng xem.

Trịnh Ngọc Thìn

Bình Phước, 15/02/2017 Tiếp tục đọc

Giấc mơ (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Mộng

Giấc mơ được xem là những trải nghiệm của hồn, thứ có thể rời bỏ thân xác con người trong giấc ngủ. Các vị tiên không có những giấc mơ vì họ không có dục vọng và mong ước. Những giấc mơ có thể báo trước sự may mắn hoặc xui rủi và chúng có thể được diễn giải tương tự như lời tiên tri.

Tiếp tục đọc