Lược sử tiểu thuyết trinh thám

Dẫn nhập vào lịch sử truyện trinh thám

Vì đây chỉ là lược sử truyện trinh thám nên chắc hẳn còn kha khá thiếu sót. Chúng tôi muốn lắng nghe từ những người hâm mộ cuồng nhiệt tiểu thuyết trinh thám trong phần bình luận phía dưới để có thêm những ý kiến thú vị khác về truyện trinh thám.

Thực khó gọi trên truyện trinh thám đầu tiên. ‘Ba quả táo’ trong  Nghìn lẻ một đêm   thỉnh thoảng được mang vinh dự này nhưng liệu đây có phải là truyện trinh thám theo nghĩa lỏng nhất cũng vẫn đáng ngờ vì nhân vật chính lại thất bại trong nỗ lực phá án và tìm ra kẻ sát hại người phụ nữ. Nhiều người cho rằng vinh dự đó nên được trao cho một câu chuyện khác với tựa mở đầu cũng bằng ‘Ba…….’, tức là ‘Ba hoàng tử xứ Serendip’, một truyện cổ tích Ba Tư  lấy bối cảnh ở Sri Lanka (Serendip là tên Ba Tư của hòn đảo ) – những hoàng tử làm ‘thám tử’ và tìm ra con lạc đà thất lạc một cách tình cờ (hoặc ‘serendipity; từ này do Horace Walpole, tác giả của tiểu thuyết theo phong cách Gothic đầu tiên tạo ra và được sử dụng kể từ đó).  hơn là bằng khả năng suy luận của mình.

Án mạng đường nhà xác (1841)  của Edgar Allan Poe thường được coi là truyện trinh thám hiện đại đầu tiên nhưng thực ra ‘Das Fräulein von Scuderi’ của E. T. A. Hoffmann đã đi trước truyện của Edgar Allan Poe hơn hai mươi năm. Cũng còn một truyện khác tựa là ‘Căn phòng bí mật’ từ năm 1837 và do William Evans Burton, chủ nhà xuất bản của chính Poe viết ra đời trước Án mạng đường nhà xác một vài năm và là ví dụ đầu tiên của truyện trinh thám – trong truyện này, người cảnh sát phải giải quyết bí ẩn về cô gái bị bắt cóc.

 Viên đá mặt trăng (1868) của Wilkie Collins, bằng hữu và người cộng tác với nhà văn Dickens được xem như   tiểu thuyết trinh thám đầu tiên. Tuy nhiên, Bí ẩn ở Notting Hill (1862-3) ra đời trước đó năm năm. Tác phẩm được xuất bản chỉ với bút hiệu; người ta chưa bao giờ chứng thực đựợc  tác giả là ai.Một số người biện luận rằng  tiểu thuyết trinh thám đầu tiên đã xuất hiện hơn một thế kỉ trước đó: Zadig (1748) của Voltaire gây ảnh hưởng lên Edgar Allan  Poe trong việc sáng tạo ra nhân vật C. Auguste Dupin. Những người khác đề cập tới tiểu thuyết Căn nhà lạnh lẽo (1853) của Dickens vì nó khắc họa Thanh tra Bucket, người cảnh sát phải phá vụ án giết luật sư  Tulkinghorn.

Sherlock Holmes  là thám tử hư cấu nổi tiếng nhất và chắc hẳn cũng là một trong những nhân vật hư cấu hư cấu nổi tiếng nhất thế giới, cùng với Hamlet, Peter Pan, Oedipus ( về mặt lịch sử thì có thể đủ điều kiện để trở thành truyện trinh thám đầu tiên  trong toàn bộ nền văn chương), Heathcliff, Dracula, Frankenstein, và những nhân vật khác. Dĩ nhiên, Holmes được sáng tạo, là bởi Sir Arthur Conan Doyle, và phần lớn là sự pha trộn giữa Dupin của Poe – một số ‘thủ thuật’ thậm chí của Dupin còn xuất hiện trong những truyện về Sherlock Holmes – và Dr Joseph Bell, vị bác sĩ đã dạy Doyle tại Đại học Edinburgh khi Doyle học Y tại đây. Nhân tiện, không ai có thể xác quyết liệu người tạo ra Holmes nên là ‘Conan Doyle’ hoặc đơn giản chỉ là ‘Doyle’ thôi. Conan là tên đệm hoặc là một phần của một họ  (không dấu nối) ? Người ta còn chưa xác định được.

Sherlock Holmes thực ra không sử dụng phương pháp diễn dịch mà sự suy luận của ông : nói một cách nghiêm nhặt thì sự suy luận của ông có hình thức quy nạp với khác biệt không đáng kể. Về mặt luận lí, phương pháp diễn dịch có nghĩa là rút ra kết luận từ những điều chung chung trong khi phương pháp quy nạp bao gồm những ví dụ cụ thể ( tàn thuốc lá trên quần áo khách hàng, đất sét trên ủng, vvv..). Ngoài ra, một số nhà luận lí học cũng đề xuất rằng sự suy luận của Holmes gần như là phương pháp ngoại suy hơn là phương pháp diễn dịch hoặc phương pháp quy nạp: suy luận ngoại suy bao gồm việc hình thành giả thuyết dựa trên chứng cứ thu thập. Đây là tóm lược ngắn gọn những gì Holmes thực hiện. Có lẽ ông là bậc thầy của phương pháp ngoại suy hơn là của phương pháp quy nạp ( và chắc rằng không phải phương pháp diễn dịch ).

Sau thành công của những truyện về Sherlock Holmes và sự phổ biến của truyện ma và tiểu thuyết kinh dị trong cuối thế kỉ 19, một nhánh mới nhỏ xuất hiện: ‘thám tử tâm linh’, người phá những vụ án (có thể) mang nguồn gốc siêu nhiên, thường là theo phong cách của Sherlock Holmes. Bác sĩ  Hesselius của Sheridan Le Fanu thường trích dẫn như nhân vật đầu tiên thuộc loại này mặc dù ông ta không tự mình phá án: hầu hết thời gian ông ta chỉ ngồi trong  ghế và lắng nghe. Nhân vật phổ biến nhất nổi lên trong nhánh này là ‘bác sĩ tâm linh’ John Silence do nhà văn viết truyện kinh dị Algernon Blackwood tạo ra. John Silence: Thầy thuốc khác thường (1908) là quyển đầu tiên được quảng cáo trên những bảng thông báo ven đường và do đó trở thành sách bán chạy.

Trong thế kỉ 20, Endeavour Morse ( người luôn là Thanh tra trưởng chứ không bao giờ chịu tiếng là lão ‘Thanh tra Morse’ mặc cho tựa đề của series truyền hình) là một trong danh sách dài những thám tử Oxford. Một số thám tử nổi tiếng xuất hiện trước nhân vật này là Lord Peter Wimsey do  Dorothy L. Sayers sáng tạo nên và giáo sư trường Oxford Gervase Fen của ‘Edmund Crispin’, tên thật là Bruce Montgomery, Ông là người cùng thời với Philip Larkin và Kingsley Amis tại trường Oxford đầu những năm 1940.

Crispin được xem là một trong những người tiêu biểu vĩ đại cuối cùng  của tiểu thuyết trinh thám cổ điển. Montgomery là một họa sĩ và nhạc sĩ lành nghề: trong số những thành tựu khác thì ông cũng sáng tác phần nhạc cho loạt phim Carry On.

Nhà văn trinh thám nổi tiếng nhất mọi thời đại có lẽ là Agatha Christie – và có nhiều sự thật  thú vị về Agatha Christie mà chúng tôi sẽ đề cập tới trong một bài đăng riêng biệt. Đề biết thêm về những truyện trinh thám cổ điển hãy khám phá 10 đối thủ đáng gờm của Sherlock Holmestác giả viết thể loại tiểu thuyết trinh thám hài bị lãng quên trong thời kì hoàng kim.

Trịnh Kha chuyển ngữ – Bình Phước 21/7/2018

Nguồn: https://interestingliterature.com/2013/02/13/a-short-history-of-detective-fiction/

 

1 thoughts on “Lược sử tiểu thuyết trinh thám

Bình luận về bài viết này