Gà mái (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Mẫu kê

母 雞

Giống như gà trống, gà mái hoặc thậm chí một bức họa vẽ gà mái cũng có thể xua đuổi tà ma: tà ma sợ gà mái. Tại vùng Hoa Bắc  và Triều Tiên, gà mái là đối tượng của một nghi lễ đặc biệt. Trong những khu vực này người ta kị ăn thịt gia cầm ,  gà trống lẫn gà mái được nuôi không phải để lấy trứng và lấy thịt  mà vì cái đuôi dài của chúng và vì chúng có khả năng gáy tốt.

Người Lô Lô, một dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Tạng-Miến có truyền thuyết: theo đó thoạt kỳ thủy có 2 con gà mái, một con màu trắng, con kia màu đen: mỗi con đẻ được 9 quả trứng mà từ  đó sinh ra người tốt lẫn kẻ xấu.

image002

Gà mẹ cùng năm gà con,biểu tượng cho mối liên hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái.

Tại vùng Hoa Nam và Việt Nam, trứng gà được dùng trong việc tham khảo lời sấm truyền; người ta có thể sử dụng xương gà mái cho mục đích này. Máu gà mái đen được giữ nhằm chống lại một cách đặc biệt hiệu quả các loài ma tà.  Trong cách nói phổ thông thì “gà mái” hoặc “gà mái rừng” là ẩn dụ chỉ kỹ nữ.

Trịnh Ngọc Thìn dịch

Bình Phước, 24/1/2017

 Nguồn:
Wolfram Eberhard, J. E. “Hen” Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought. Translated from the German by G. L. Campbell . Routledge & Kegan Paul.1986

Gà trống (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Công kê

公 鸡

Gà trống là loài vật thứ mười trong hoàng đạo Trung Quốc. Người ta không bao giờ ăn thịt gà trống tại Trung Quốc và thậm chí trong tết Nguyên Đán gà trống cũng không bị giết thịt. Gà trống trừ tà:  bức họa gà trống màu đỏ sẽ bảo vệ ngôi nhà không bị lửa cháy ( so với “gà trống đỏ” trong văn hóa dân gian Đức). Khi được đặt  trên quan tài, gà trống trắng sẽ chế ngự ma quỷ. Tiếp tục đọc