10 tiểu thuyết hình sự hàng đầu châu Á (theo nhà văn Anh Catherine Sampson)

1.Cái chết của Hồng Anh (Death of a Red Heroine )- 2000

– Tiểu thuyết này do nhà văn Cừu Tiểu Long (Qiu Xiaolong)  viết và xuất bản bằng Anh ngữ vào năm 2000.Nhân vật chính là thanh tra Chen Cao  đi điều tra cái chết của một công nhân nữ và càng dính sâu vào vụ án thì nhân vật chính cũng dần dần sáng tỏ những sự thật khủng khiếp từ sân khấu chính trị. Nhà văn sinh tại Thượng Hải này hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Tiếp tục đọc

Cách thức tiểu thuyết trinh thám hiện đại ra đời – Martin Edwards

Cuốn sách tuyệt vời mới xuất bản của Martin Edwards The Golden Age of Murder: The Mystery of the Writers Who Invented the Modern Detective Story cho ta biết lịch sử của tiểu thuyết trinh thám hiện đại, bao gồm cả việc quay về căn nguyên của nó: Câu lạc bộ trinh thám (the Detection Club). Câu lạc bộ này gồm các thành viên như Agatha Christie và Dorothy L. Sayers. Tại điểm này, Edwards truy nguyên gốc tích của triểu thuyết trinh thám qua nhiều thập kỉ cũng như nhiều hình thức mà nó từng mang trên đường đến với hình thức hiện tại.

32846-v1-215x.JPG

Tiếp tục đọc

Lịch sử tiểu thuyết trinh thám

 

Detective-clipart-free-clipart-images

Nguồn ảnh minh họa: http://clipartix.com/detective-clipart-image-25522/

Như chúng ta biết tiểu thuyết trinh thám và truyện về giới tội phạm  mãi cho tới giữa thế kỉ 19  mới xuất hiện khi Edgar Allan Poe giới thiệu thám tử hư cấu đầu tiên của dòng tiểu thuyết trinh thám, Auguste C. Dupin, trong truyện ngắn “Án mạng đường nhà xác” (1841). Được thừa nhận là cha đẻ của truyện trinh thám, Poe tiếp tục cho ra mắt những kì công của Dupin trong các truyện ngắn như “Bí ẩn về Marie Roget” (1842) và  “Lá thư bị đánh cắp” (1845). Tiếp tục đọc

Rồng (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Long

image384

Kết hợp tất cả những ý niệm  vũ trụ và thần thoại, rồng là biểu tượng phức tạp và đa tầng nhất của Trung Quốc. Thực ra, từ long  bao gồm nhiều sinh vật hỗn tạp. Trái ngược hẳn với  quan niệm của phương Tây về chủ đề này, rồng Trung Quốc là một sinh vật hiền lành và nhân từ: biểu tượng của sinh lực nam tính tự nhiên và sự phồn thực (dương).Từ triều đại nhà Hán(206 TCN-220 CN) trở đi, rồng cũng là biểu tượng của Hoàng Đế, Con Trai Của Trời. Nó là loài đứng đầu trong “360 Loài Vật Có Vẩy” (xem năm loài vật) và loài vật đứng thứ thứ năm trong hoàng đạo Trung Quốc.Với tư cách là một trong số bốn loài vật của phương hướng thế giới, rồng đại diện cho phương Đông, nơi mặt trời mọc, cho sự phồn thực, cho mưa xuân và cho mưa nói chung.   Dưới vỏ bọc này, rồng còn được biết đến như là “thanh long” và tương phản với “bạch hổ”, vua của phương Tây và cái chết. Tiếp tục đọc