Lông mày (Từ điển biểu tượng Trung Quốc)

My

Lông mày đóng một vai trò quan trọng trong quan niệm của người Trung Quốc về sự hấp dẫn của cơ thể (sắc đẹp).Ngay từ hai ngàn năm trước, người ta đã cạo nhẵn lông mày và tô điểm cho chúng.  Có một chuyện kể nổi tiếng về người đàn ông vì quá yêu vợ đến nỗi đã tô điểm lông mày cho cô ta thay vì để cô tự mình làm cái công việc vốn dĩ thuộc về đàn bà này. Người ta nói rằng lông mày được tô điểm khéo giống như loài bướm đêm; khi lông mày rậm và  hơi cong, họ nói rằng chúng giống như con bướm. Một trong số những hoàng đế đời nhà Đường đã sai người vẽ một bức họa trong đó mô tả mười kiểu lông mày khác nhau, với mỗi kiểu ông đặt một cái tên đặc biệt.Thi nhân thường nói về “đôi lông mày giống như những ngọn đồi xa xăm” hoặc nói về “đôi lông mày sẫm (tức là đẹp)” . Tiếp tục đọc

Sắt (Từ điển biểu tượng Trung Quốc)

Thiết

Chúng ta biết rằng ở Trung Quốc người ta đã sử dụng sắt ngay từ thiên niên kỉ thứ hai TCN. Tuy nhiên, mãi cho tới khoảng năm 400 TCN nó mới được sử dụng phổ biến cho việc chế tác lưỡi cày và vũ khí. Tiếp tục đọc

Dâm thủy (Từ điển biểu tượng Trung Quốc)

Dâm thủy

淫水

Những bộ tiểu thuyết sắc tình ca ngợi những người phụ nữ có thể tiết ra dâm thủy với số lượng lớn thậm chí trước khi giao hợp hoặc không giao hợp mà chỉ đơn giản là chứng kiến người phụ nữ khác yêu đương say đắm. Người ta gọi dâm thủy với nhiều cái tên như “ Nước mùa xuân”, “ Rượu màu ngọc bích”, “nước biển”, “ suối sủi bọt” hoặc “chỗ nông gợi tình” và người đàn ông uống nó như một thứ thuốc kích dục.

Trịnh Hoài Kha dịch

Bình Phước, 24/7/2017

 

Nguồn:
Wolfram Eberhard, J. E. “Mucus (female)” Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought. Translated from the German by G. L. Campbell . Routledge & Kegan Paul.1986

 

Bồ câu (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Cáp

鴿

Tại Ấn Độ thời cổ, bồ câu là loài chim của cái chết và thế giới hồn ma; tại Rome, nó là loài chim của tình yêu; tại Trung Quốc nó biểu tượng cho lòng trung thành và sự trường thọ, có thể vì bồ câu  kết đôi trọn đời và cả hai  đều chia sẻ việc nuôi dưỡng con non. Từ triều nhà Đường, bồ câu đã xuất hiện trên khăn trùm đầu của “nữ thần ẵm bồng trẻ con” ( tống tử nương nương), vì vậy chim bồ câu cũng có thể được coi là biểu tượng cho tính phồn thực.  Bồ câu đưa thư cũng đã được sử dụng đồng thời.

Trịnh Hoài Kha dịch

Bình Phước, 23/7/2017

 

Nguồn:
Wolfram Eberhard, J. E. “Dove” Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought. Translated from the German by G. L. Campbell . Routledge & Kegan Paul.1986