Ngưu Lang –Chức Nữ (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Ngưu Lang – Chức Nữ

 牛郎  織 女

Một truyền thuyết ưa thích của người Trung Quốc đồng thời cũng là một trong số những truyền thuyết  nổi tiếng nhất bên ngoài Trung Quốc là câu chuyện về một người chăn bò vô tình bắt gặp nhiều cô gái đang tắm trong hồ. Chàng ta lấy quần áo của một cô gái và sau đó nhìn thấy cách mà những cô gái khác bay lên trời , tất cả đều được bộ lông vũ che phủ chỉ trừ có một người: cô gái đó trở thành vợ chàng, có với chàng một đứa con trai và góp công vào việc coi sóc nhà cửa bằng cách dệt vải.Một ngày nọ, đứa con tìm thấy bộ áo choàng bằng lông vũ được giấu kín; người mẹ mặc lại bộ áo choàng và bay mất lên trời. Một con bò vì cảm động bởi cảnh ngộ khốn khổ của chủ đã bảo chàng ta giết và sử dụng bộ da của nó để đuổi theo người vợ  lên trời. Chàng ta thực hiện đúng như vậy và gặp lại được vợ nhưng họ lại quá sung sướng trong hạnh phúc vợ chồng đến nỗi họ hoàn toàn quên khuấy làm việc. Ngọc Hoàng ra lệnh rằng từ đó trở về sau họ chỉ được  gặp nhau một lần một tháng. Lời phán quyết được giao cho chim thước loan báo nhưng con chim thước đó hiểu sai   và nói với họ rằng họ chỉ có thể gặp nhau đúng một lần một năm. Tiếp tục đọc

Người lùn (Từ điển biểu tượng Trung Quốc)

Chu nho

侏 儒

Trong những thư tịch cổ chúng ta có thấy sự đề cập đến những xứ sở nơi có người lùn cư ngụ. Đây là những vùng đất nằm ngoài tầm hiểu biết của người Trung Quốc, hoặc là ở vùng cực Nam hoặc xa về phía Bắc. Tuy nhiên tại chính Trung Quốc có một vùng (  tên là Đạo Châu ở trong khu vực nay là tỉnh Hồ Nam) nơi người ta nói rằng nhiều người lùn đã được tìm thấy và đây là nguồn cung ứng những người pha trò trong triều đình. Cả các nguồn thư tịch của phương Tây và Trung Quốc đều kể về những người lùn nhỏ con đến nỗi loài ngỗng tuyết có thể nuốt được họ. Ngược lại, trong nhiều thư tịch, chính chim hạc đã nuốt chửng họ. Người ta cho rằng cư dân bản xứ của Đài Loan là người lùn và truyền thuyết về họ vẫn rất sống động trên hòn đảo này. Người lùn đóng một vai trò quan trọng trong những bài ca được hát lên trong những lễ hội mùa màng của bộ tộc Saisiat  .Tộc  người  này cứ hai năm lại tổ chức một nghi lễ cúng tế để tôn vinh những người lùn. Trong   năm 1970 lễ cúng tế này diễn ra vào ngày 13 tháng mười một và trong tháng mười một năm 1970 một lễ hội ba ngày được bắt đầu vào ngày 28. Người ta nhắc nhiều đến người lùn trong thần thoại của các bộ tộc ở Đài Loan và những nhà nhân loại học Trung Quốc đồng ý với quan điểm cho rằng những thần thoại này không liên quan gì đến người Negrito sống tại Philippines và những người có màu da sẫm. Người Miêu hoặc Hmong, một dân tộc thiểu số phi Hán ở vùng Hoa Nam tin rằng người lùn là những người sống dưới mặt đất. Lễ hội gắn liền với những người lùn này cũng được cử hành ở Tân Trúc và ở   Miêu Lật ( hai thành phố này thuộc Đài Loan –ND) nơi mà giờ đây cư dân hoàn toàn là người Hán.

Trịnh Hoài Kha dịch

Bình Phước, 22/8/2017

 

Nguồn:
Wolfram Eberhard, J. E. “Dwarfs” Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought. Translated from the German by G. L. Campbell . Routledge & Kegan Paul.1986

Cờ tướng (Từ điển biểu tượng Trung Quốc)

Tượng kỳ

象棋

Người ta đã xác nhận được một vài biến thể của cờ  tại Trung Quốc trong thời kì sơ khai. Một trò chơi được biết tới ở Nhật Bản dưới tên gọi Go được gọi là “cờ vây” (vi kỳ). Cờ Go giống hệt một cuộc chiến và họ chơi cờ Go theo những qui tắc thuộc về chiến thuật quân sự. Tuy nhiên trò chơi cờ thường thấy được cho là tương ứng với “Hà Đồ” và người đầu tiên phát hiện ra điều này ngay tức khắc đã đánh bại vị đại sư đang nắm quyền. Bức “Đồ” này có dạng “hình vuông” ma thuật (ND: Ma phương). “Cờ tướng” (tượng kỳ) gắn với tính biểu tượng thuộc về thuật chiêm tinh và cũng được cho là một sự mô phỏng của (trò chơi)  bóng đá  Trung Quốc (ND: Người Trung Quốc gọi môn này là Thúc cúc). Tiếp tục đọc

Máu (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Huyết

Trong tiếng Trung Quốc, người ta phân biệt giữa hai loại máu: máu đỏ tươi, máu chảy từ vết thương là biểu tượng của sự sống trong khi máu đen của thời kì hành kinh thì không sạch sẽ; tiếp xúc với loại máu này sẽ mang đến bệnh tật hoặc bất hạnh. Máu đỏ là trung tâm của linh hồn và do vậy  bất cứ vật nào dính máu này sẽ nhận được những sức mạnh ma thuật. Tiếp tục đọc

Lông mu (Từ điển biểu tượng Trung Quốc)

Âm mao

陰毛 

Người Trung Quốc có một số thuật từ vòng vo để chỉ lông mu: “hoa hồng đen”, “cỏ thơm”, “lông thiêng” hoặc đơn giản là “rêu”. Họ thường so sánh nó với râu. Người phụ nữ có đôi chân nhiều lông được cho là có nhiều lông mu. Lông mọc càng rậm rạp vì thế người ta cho rằng người phụ nữ càng dâm bôn và phóng đãng. Họ nói rằng phụ nữ thông minh có lông mu dài và mịn; phụ nữ si ngốc không có gì cả và do vậy nên họ bị gọi là “hổ trắng”. Đó  là dấu hiệu của vẻ đẹp nếu mà lông tạo thành một tam giác đều và mọc hướng lên trên.

Trịnh Hoài Kha dịch

Bình Phước, 3/8/2017

 

Nguồn:
Wolfram Eberhard, J. E. “Public hair” Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought. Translated from the German by G. L. Campbell . Routledge & Kegan Paul.1986