Heo/Lợn (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Trư

image988

Heo đứng cuối trong 12 loài vật trong hoàng đạo Trung Quốc: nó biểu tượng cho sức mạnh.

Loài heo của người Trung Quốc có thể có màu đen hoặc trắng. Cha đẻ của dân tộc Khiết Đan, một dân tộc không phải người Trung Quốc tới từ Mãn Châu nhằm thống trị những khu vực rộng lớn vùng Hoa Bắc từ năm 916 tới năm 1122 được cho là có đầu heo. Vì lí do này  dường như người Khiết Đan không ăn thịt heo. Cả những tín đồ Hồi giáo người Trung Quốc cũng không ăn thịt heo để giữ giáo huấn Hồi giáo phổ quát. Vì thần  Huyền Thiên là một tín đồ Hồi giáo, người ta không được cúng thịt heo trong lễ hiến tế. Những cô gái không được ăn chân giò vì điều đó ngụ ý việc mang thai; người ta cho phụ nữ có thai  ăn món này, tuy nhiên, vì chân giò được cho là bổ dưỡng cho cả mẹ và đứa bé chưa sinh. “Ăn  heo quay” là ẩn dụ chỉ sự giao hợp.

image990

Con heo là dấu hiệu của may mắn trong một kỳ thi

“ Heo-sông” (he zhu/hà trư) là một loại bào ngư hoặc con trai, thực ra nó có thể rất độc nhưng người Trung Quốc rất chuộng ăn thịt loài này.

Trịnh Kha dịch

Bình Phước, 31/1/2019

 

 Nguồn: Wolfram Eberhard, J. E. “ Pig” Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought. Translated from the German by G. L. Campbell . Routledge & Kegan Paul.1986

 

 

 

 

 

 

 

Đảo (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Đảo

“Đảo hạnh phúc” của người Trung Quốc, thiên đường của người Trung Quốc là nơi các vị tiên cư ngụ trong hạnh phúc vĩnh viễn thường được mô tả như là những hòn đảo đá ngoài khơi Bờ biển đông nam. Truyền thuyết kể rằng có ba hòn đảo ngoài khơi Bờ biển phía đông Trung Quốc tên là Phương Trượng, Bồng Lai và Doanh Châu.Một số học giả đồng nhất những hòn đảo đó với Quần đảo Bành Hồ nằm gần Đài Loan. Tuy nhiên một số chứng cứ chỉ ra rằng từng có những hòn đảo nằm ngay ngoài khơi giữa Thanh Đảo và Thượng Hải và rằng sau này chúng đã nhập vào với bờ biển như một phần của tỉnh Giang Tô.

Người ta làm cho biểu tượng trường thọ mạnh hơn bằng cách thêm việc trồng tùng và  những con hạc đang bay.

Thời xưa, người ta thường trang trí vải liệm người chết bằng những bức họa vẽ “những hòn đảo”  đặng cho người quá cố có thể cảm thấy rằng họ đã hưởng được niềm hạnh phúc  vĩnh viễn.

Trịnh Kha dịch

Bình Phước, 1/6/2018

 

 Nguồn: Wolfram Eberhard, J. E. “ Islands” Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought. Translated from the German by G. L. Campbell . Routledge & Kegan Paul.1986

Suối (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Tuyền

image774

Vì hoàng thổ bao phủ vùng Hoa Bắc cho nên tất cả những con sông và dòng suối trong vùng này đều có màu vàng nâu. Tuy nhiên tại vùng Hoa Nam những dòng suối trong veo cũng đã được tìm thấy và những dòng suối này cùng với những cái giếng là nguồn cung cấp nước uống chủ yếu. Người ta thường dựng các bức tượng thần tại những địa điểm nơi các dòng suối từng xuất hiện. Ở Nhật Bản thời cổ cũng vậy, những ngôi đền nhỏ bằng gỗ đã được xây dựng tại những địa điểm giống như thế. Từ Trung Quốc chỉ “suối” có thể viết ra bằng hai thành tố – bộ thủy cộng với yếu tố ngữ âm có nghĩa “hoàn hảo” và nó tương đồng về mặt ngữ nghĩa với ý niệm “căn nguyên”.

Trịnh Kha dịch

Bình Phước, 1/6/2018

 

Nguồn: Wolfram Eberhard, J. E. “Spring” Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought. Translated from the German by G. L. Campbell . Routledge & Kegan Paul.1986

Tiểu thuyết mới- J. A. Cuddon

Thuật từ này trở thành một  biệt ngữ tại Pháp áng chừng vào năm 1955 với việc Robbe-Grillet cho xuất bản  những  tiểu luận về bản chất và tương lai của tiểu thuyết  ( trong những tạp chí xuất bản định kì và những bài phê bình sách) (xem ở phần sau). Những lí thuyết của ông về sau đã được tập hợp lại trong tác phẩm Pour un nouveau roman (1963) [Vì một nền tiểu thuyết mới-ND]. Phong trào này, nếu theo cách gọi: tiểu thuyết mới phần nào có nghĩa phá hủy vì rằng nó chối bỏ những gì trước đó. Trong vai trò của người truyền bá lí thuyết mới, Robbe-Grillet  coi những tiểu thuyết gia như trò chơi cũ rích. Cốt truyện, hành động, câu chuyện, ý tưởng, việc mô tả và phân tích nhân vật..những điều đó có ít hoặc không có chỗ trong tiểu thuyết. Trái lại, tiểu thuyết cần là một dạng của “chủ nghĩa vật thể”- theo cách nói của  Paul Jennings. Tiểu thuyết cần nói về những vật thể; một phiên bản và viễn cảnh riêng biệt  về những vật thể; một bản ghi chép có tính hệ thống và phân tích về những đồ vật. Và trong thực tế, nhiều trong số những tiểu thuyết mới đã và đang đi theo đường hướng đó; chẳng ở đâu mà sự thực hành được biểu hiện tốt hơn như trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng La Modification (1957) [Sự biến đổi-ND] của Michel Butor.

Quan điểm về vai trò của tiểu thuyết đó không hoàn toàn mới mẻ gì. Trước đó khá lâu, Huysmans đề xuất những thứ có thể làm đối với đồ vật và cách thức mà tiểu thuyết có thể bị giải nhân cách hóa; Kafka cho thấy rằng những phương pháp theo lối thường tình trong việc mô tả nhân vật là không cần thiết; James Joyce chứng minh rằng người ta có thể bỏ đi cốt truyện; và Louis-Ferdinand Celine, trong một số tiểu thuyết  mà đặc biệt là trong Voyage au bout de la nuit (1932) [Hành trình đến tận cùng đêm tối- ND],  đã viết những chủ đề mà về sau đã khiến những theo thuyết hiện sinh và hodjas (những bậc thầy) của sự tôn sùng cái phi lí quan tâm, đặc biệt là những người ủng hộ Kịch Phi Lí (xem ở phần sau). Proust, William Faulkner, Samuel Beckett và Albert Camus cũng cho thấy rằng có thể phá vỡ một số quy ước truyền thống của hình thức tiểu thuyết.

Vào năm 1939, Nathalie Sarraute xuất bản Tropismes [Tính hướng-ND] và được coi như  nguyên mẫu khả dĩ của tiểu thuyết mới. Về sau, vào năm 1952, bà xuất bản tập tiểu luận có tên  L’Ère du soupçon [Thời ngờ vực-ND] trong đó bà thảo luận về hình thức tiểu thuyết. Trong những năm 1940, Maurice Blanchot viết một vài tiểu thuyết mới như Aminadab (1942), Le Dernier Mot (1947) [Lời cuối -ND], Les Tres-Haut (1948) [ Những thứ cao nhất –ND]. Sau những tiểu thuyết này ông viết Le Ressassement eternel (1951) [Sự lặp lại vô tận-ND], Celui qui ne m’accompagnait pas (1953) [Người không đi cùng tôi-ND] và một vài tác phẩm khác. Robbe-Grillet, tác giả nổi tiếng nhất trong số những tiểu thuyết gia, viết Les Gommes ( 19 5 3 )  [Những cục gôm-ND], Le Voyeur (1955) [Kẻ nhìn trộm –ND], La Jalousie (1957) [Lòng ganh tị- ND] và Dans le labyrinthe (1959) [Trong mê cung –ND]. Michel Butor cũng thực hiện những thử nghiệm trong L’Emploi du temps (1957) [Sử dụng thời gian –ND] và Degres (1960) [Những độ -ND]. Người ta cũng đề cập tới những tác phẩm khác của Nathalie Sarraute; Portrait d’un inconnu ( 1947)[ Chân dung kẻ xa lạ- ND], Le Planetarium (1959) [Mô hình vũ trụ-ND] và Vous les entendez (1972). Một thành viên nổi bật khác trong số những người thử nghiệm là Claude Simon, một số  tiểu thuyết hay nhất của ông bao gồm: Le Tricheur (1945) [Kẻ gian lận –ND], L’Herbe (1958) [Cỏ -ND], La Route des Flandres (1960) [Con đường xứ Flandres- ND], Histoire (1967) [Lịch sử -ND] và La Bataille de Pharsale (1969) [Trận Pharsale- ND].

Trịnh Kha chuyển ngữ

Bình Phước, 14/5/2018

Nguồn:  J. A. Cuddon. “Nouveau roman” The Penguin Dictionary of Literary Terms and Literary Theory. 3rd edition. Penguin Books, 1992

 

Cá voi (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Kình ngư

鯨魚

Thật không ngạc nhiên khi  biết rằng chỉ ở những vùng ven biển phía nam Trung Quốc thì cá voi mới đóng một vai trò nào đó trong văn hóa dân gian và cách sử dụng biểu tượng của người Trung Quốc. Ở Đài Loan, nhiều người tin rằng chính cá voi đã mang hạt giống cây kê đến cho loài người và người ta thờ loài động vật này trong một lễ hội đặc biệt. Ngoài ra ở  Nhật Bản thời cổ cũng có một tín ngưỡng thờ cá voi. Tiếp tục đọc

Sương (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Lộ

Sương có thể biểu tượng cho ân sủng và ân huệ bắt nguồn từ hoàng đế khi “thi ân”cho thần dân.Nhưng nó cũng có thể biểu tượng cho một chuyện tình thoáng chốc trôi qua như sương mai. Khi một trong số những hoàng đế nhà Tống say đắm người cung tần mới, vị hoàng hậu bị bỏ rơi than vãn rằng hiện tại “nàng không còn được ơn mưa móc nữa”.“Cam lộ tự” là công trình xây dựng ở phía nam nước Ngô theo tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”: vua nước Ngô, vùng cực nam của thời kì được gọi là Tam Quốc (thế kỉ thứ ba CN) hi vọng sẽ kết hôn với con gái của vua nước Thục ở phía tây, đã mời vua nước Thục tới thăm ông ta.Nhưng ban đầu khi mà các vị khách đang chờ để được tiếp đón thì vua nước Ngô đã gửi hai tì nữ cho mẹ ông ta *(trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa thì bà chính là Tôn Thượng Hương, em gái của Tôn Quyền-ND) để quan sát chú rể tương lai và do thám chú rể. Vua nước Thục* (Lưu Bị -ND) thấy rõ được sự giả trá và nhanh chóng ra đi. Cảnh này thường được mô tả trong chùa chiền.

Trịnh Kha dịch

Bình Phước, 1/5/2018

 

Nguồn: Wolfram Eberhard, J. E. “Dew” Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought. Translated from the German by G. L. Campbell . Routledge & Kegan Paul.1986

Kinh nguyệt (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Nguyệt kinh

月  經 

Trong suốt thời kì kinh nguyệt, phụ nữ Trung Quốc không được phép đến chùa chiền, tham gia hành hương hoặc giao hợp. Theo sự tính toán của người Trung Quốc thì thời kì kinh nguyệt bắt đầu ở tuổi 14 (tương ứng với 13 tuổi theo cách tính của phương Tây). Tiếp tục đọc

Rồng (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Long

image384

Kết hợp tất cả những ý niệm  vũ trụ và thần thoại, rồng là biểu tượng phức tạp và đa tầng nhất của Trung Quốc. Thực ra, từ long  bao gồm nhiều sinh vật hỗn tạp. Trái ngược hẳn với  quan niệm của phương Tây về chủ đề này, rồng Trung Quốc là một sinh vật hiền lành và nhân từ: biểu tượng của sinh lực nam tính tự nhiên và sự phồn thực (dương).Từ triều đại nhà Hán(206 TCN-220 CN) trở đi, rồng cũng là biểu tượng của Hoàng Đế, Con Trai Của Trời. Nó là loài đứng đầu trong “360 Loài Vật Có Vẩy” (xem năm loài vật) và loài vật đứng thứ thứ năm trong hoàng đạo Trung Quốc.Với tư cách là một trong số bốn loài vật của phương hướng thế giới, rồng đại diện cho phương Đông, nơi mặt trời mọc, cho sự phồn thực, cho mưa xuân và cho mưa nói chung.   Dưới vỏ bọc này, rồng còn được biết đến như là “thanh long” và tương phản với “bạch hổ”, vua của phương Tây và cái chết. Tiếp tục đọc

Bồ câu (Từ điển biểu tượng Trung Quốc )

Cáp

image1084.gif

Tại Ấn Độ thời cổ, bồ câu là loài chim của cái chết và thế giới hồn ma; tại Rome, nó là loài chim của tình yêu; tại Trung Quốc nó biểu tượng cho lòng trung thành và sự trường thọ, có thể là vì bồ câu  kết đôi trọn đời và cả hai  đều chia sẻ việc nuôi dưỡng con non. Từ triều nhà Đường, bồ câu đã xuất hiện trên khăn trùm đầu của “nữ thần ẵm bồng trẻ con” ( Tống Tử Nương Nương), do vậy chim bồ câu cũng có thể được coi là biểu tượng của tính phồn thực.  Cũng trong thời gian đó bồ câu đưa thư  đã được sử dụng

Trịnh Ngọc Thìn dịch

Bình Phước, 18/11/2017

Nguồn: Wolfram Eberhard, J. E. “Dove” Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought. Translated from the German by G. L. Campbell . Routledge & Kegan Paul.1986

Xem thêm :

Cưu thanh hoán vũ đồ  của Thẩm Chu (1427-1509) đời nhà Minh, Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc, Đài Loan

ShenZhou-turtledove-l.jpg